Mùa hái rong biển ở Cù Lao Chàm

Vào những tháng cuối năm, là thời điểm mà người dân tại đảo Cù Lao Chàm rủ nhau đi hái Rong biển hay còn gọi là mứt biển được xem như là “lộc trời”  mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây.

Cứ vào khoảng đầu tháng 11, sau những đợt mưa kéo dài cùng với sự tác động của bọt biển lên các bãi đá, tiết trời se lạnh và những hạt sương sớm phía sau núi Cù Lao Chàm, rong biển bắt đầu mọc trên những rạn đá nằm san sát và bám chặt vào các rạn đá, phủ một lớp màu đen bóng, mềm mượt như thay áo cho những rạn đá phía sau núi, cũng là lúc người dân nơi đây vào mùa hái rong biển.

Hành trình hái rong biển bắt đầu từ lúc 5-6 giờ sáng, khi mặt trời vừa lên rong biển được đón ánh nắng và ráo ráo một chút là thời điểm thích hợp để người dân dễ hái mứt nhất. Có hai cách để người dân di chuyển đến các bãi rạn đá phía sau núi, là di chuyển bằng chính thuyền của các ngư dân đến các bãi rạn hoặc người dân đi xe máy ra sau núi và leo từ trên núi xuống các bãi rạn đá phía dưới bằng các con đường mòn mà họ đã tạo trong những lần đi hái trước đó.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Anh-chup-man-hinh-1530-edited.png

Hái mứt biển, người dân phải vượt qua những khó khăn về đường đi, hay những bãi đá rạn trơn bóng, nằm lởm chởm sát mặt biển rất nguy hiểm và người dân phải ngồi rất lâu trên mõm đá để gỡ rong, từ bãi đá này sang bãi đá khác nên không phải ai cũng đủ kiên trì, đủ chăm chỉ để làm nghề này. Họ đi dọc theo bờ đá để quan sát nơi nào có rong để thu hoạch.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Anh-chup-man-hinh-1528-edited.png
Người dân hái rong biển trên vách đá

Người đi hái rong biển phải trang bị đầy đủ các công cụ để bảo vệ bản thân như giày dép chống trơn trượt, dễ dàng di chuyển và có độ bắm, mang gang tay bảo hộ hạn chế trầy xước khi hái rong biển, áo quần thoải mái, đầu đội mũ trùm kín chống lại với giá rét, sương sớm của biển và cái nắng vào buổi trưa. Quan trọng là người hái rong mang theo thức ăn phòng khi đói, vì người dân sẽ đi hái rong biển từ lúc sáng sớm đến lúc chiều mới về.  

Rong biển được xem như là “Lộc” mà thiên nhiên ban tặng cho người dân, mỗi năm chỉ có 1 mùa như vậy từ tháng 11 đến tháng Giêng năm sau, nên rong biển là một sản phẩm đặc trưng và rất quý đối với người dân Cù Lao Chàm. 

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Mut-bien-Cu-Lao-Cham-599x800.jpg
Rong biển sau khi sơ chế

Công dụng của “lộc biển” này cũng là một điều quan trọng mà khiến nó hiếm đến vậy, rong biển Cù Lao Chàm có hương vị rất đặc trưng và nhiều dinh dưỡng. Rong biển có chứa nguồn I-ốt dồi dào giúp ngăn ngừa bệnh bứu cổ, ngăn ngừa ung thư, tốt cho hệ tiêu hoá giúp làm chậm quá trình tiêu hóa khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Ngoài ra, nghiên cứu từ Đại học Kyoto cho thấy các sợi từ rong biển cũng có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ ở những đối tượng dễ mắc các vấn đề tim mạch…

Mứt đầu mùa ở Cù Lao Chàm được người dân hái ngay từ lúc vừa mọc, lá mứt còn non, dai cho nên vị mứt được giữ nguyên. Mứt biển sau khi sơ chế, vẫn giữ được độ mặn tự nhiên nên khi chế biến món ăn nem nếm lạc hơn bình thường một chút khi cho rong biển vào sẽ vừa ăn. Người dân thường có nhiều cách để chế biến được các món bổ dưỡng từ mứt biển như nấu canh, nấu Soup, rang cháy tỏi ăn cùng cơm nóng, mỳ tôm đều rất ngon, đây là món ăn thấm vị mặn mòi của biển, hương vị của tình người, tình đất nơi đây.

Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là 315525080_842539600496962_8095987346226723617_n-600x800.jpg
Mứt biển sau khi sơ chế

Sau khi sơ chế làm sạch các sinh vật nhỏ có lẫn trong mứt, để mứt ráo. Một ký mứt dẻo được bán với giá từ 500.000 – 600.000 nghìn đồng. Sau khi phơi khô mứt biển sẽ được bán với giá 1 triệu – 2 triệu đồng mỗi kg.  

Mua sản phẩm tại đây: https://mucmotnangcaophuong.com/product/rong-bien-deo-cu-lao-cham/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *